Nguồn gốc họ Đồng Việt Nam Đồng_(họ)

Các triều đại phong kiến ở Việt Nam có dòng họ của nhà vua như họ Lý, họ Trần, họ Hồ, hay các họ khác như họ Vũ, họ Vi...đều truyền lại và lập gia phả từ đời Thượng tổ là có nguồn gốc họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, vì vậy họ Đồng có nhánh nào Tiên tổ truyền lại là từ Trung Quốc thì cũng không lấy gì phải e ngại khi biết gia tộc họ Đồng có nguồn gốc dòng tộc từ phương Bắc di chuyến xuống Việt Nam nhiều đời nay.Hiện nay, nguồn gốc họ Đồng tại Việt Nam nói chung và nguồn gốc các nhánh, chi họ Đồng ở Việt Nam nói riêng vẫn là vấn đề mà các dòng họ, các nhà nghiên cứu tìm hiểu mà chưa có sự thống nhất. Về nguồn gốc họ Đồng (同) tại Việt Nam hiện nay có nhiều ý kiến, dữ kiện khác nhau:

Dữ kiện 1[6]

Theo sưu tầm của bà Đồng Thị Hồng Hoàn, bản dịch của tác giả Huỳnh Chương Hưng về bài viết Vì tránh họa mà đổi họ của hai tác giả nổi tiếng về nghiên cứu Văn hóa - lịch sử Trung Hoa là Trương Tráng Niên (张壮年) – Trương Dĩnh Chấn (张颖震) trong tạp chí "Sơn Đông hoạ báo xuất bản xã", năm 2005, có đoạn như sau:

Sử học gia nổi tiếng thời Tây HánTư Mã Thiên (司马迁) (145 TCN86 TCN) vì bị liên luỵ trong vụ án Lý Lăng (李陵) nên phải chịu cung hình.

Để bảo toàn gia tộc, phải báo quan là không có con trai nối dõi, vì thế 2 người con trai của ông buộc phải đổi họ.Người con trưởng là Tư Mã Lâm (司马临) từ họ phức là Tư Mã (司马) đã lấy chữ Mã (马) đồng thời thêm 2 chấm bên trái đổi thành họ Phùng (冯).Người con thứ là Tư Mã Quan (司马观) từ họ phức Tư Mã (司马) lấy chữ Tư (司) đồng thời thêm một nét sổ bên trái chữ Tư đổi thành họ Đồng (同), nhưng 2 dòng họ này vẫn nhớ đến dòng họ gốc Tư Mã (chữ Hán: 司马) của mình.

Hiện nay tại thôn Trại Từ Long Môn (寨徐龙门) thuộc Hàn Thành (韩城) Thiểm Tây (陕西) quê hương của Tư Mã Thiên tuy không còn họ Tư Mã, nhưng người họ Phùng (冯), họ Đồng (同) rất đông, họ đều là con cháu đời sau của Tư Mã Thiên. Cả ngàn năm nay, hai họ Phùng và Đồng vì cùng tế chung một ông tổ nên không bao giờ thông hôn, vì họ đều là người một nhà...."

Vụ án Lý Lăng

Vào thời nhà Hán đời vua Hán Vũ Đế (汉武帝) (156 TCN87 TCN) liên tục có xung đột với người Hung Nô ở mạn Bắc.Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế quyết định 18 vạn quân Bắc tiến, gây sức ép với Hung Nô.Trong sự kiện Bắc tiến đó, Lý Quảng Lợi dẫn 30 vạn quân lên phía Bắc giao chiến với Hữu hiền vương của Hung NôKỳ Liên Sơn.Một tướng khác tên Lý Lăng đã dẫn 5000 binh mã thiện xạ qua phía Bắc Cư Duyên chừng hơn nghìn dặm."...Lý Lăng đã dẫn 5000 binh mã tiến sâu vào đất giặc, cự với hàng vạn hùng binh của chúng luôn 10 ngày, giết được vô số. Vua tôi giặc là Vu Thuyền hoảng sợ đã dốc hết kỵ mã cả nước bao vây. Lăng một mình chiến đấu ở ngoài nghìn dặm, cứu binh của Lý Quảng vì đố kỵ không tới, thất bại là hiển nhiên. Lý Lăng dù can trường nhưng đơn thương độc mã tác chiến, vì tên đạn hết, lương thảo kiệt, đường về bị cắt, người chết và người bị thương chất chồng, nhưng họ vẫn nghe lời hô hào của Lý Lăng, phấn chấn, vuốt máu mặt, anh dũng giơ nắm tay không xông vào quyết chiến. Thần cho rằng Lý Lăng rất xứng danh với các dũng tướng thời xưa. Tuy thất bại nhưng ông ta vẫn nuôi chí, mong có dịp báo đền ơn nước..."Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên, qua việc bảo vệ Lý Lăng đã ngầm chê Lý Quảng Lợi (anh vợ của Vũ Đế), là nhút nhát. Đồng thời Lý phu nhân bênh cho Lý Quảng Lợi, yêu cầu nhà vua trị tội Tư Mã Thiên. Hán Vũ Đế sau đó đã hạ lệnh tống ngục Tư Mã Thiên, khép vào tội khi quân, giao cho Đỗ Chu xét xử và phạt cung hình.

Dữ kiện 2[7]

Gia phả họ Đồng, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay là gia phả cổ nhất còn tìm thấy được, được viết bằng chữ Hán năm 1628, bổ sung hoàn thành năm 1678, có ghi 1 đoạn nói về họ Đồng Mã (gốc họ Tư)[2] như sau:

"…同 族 世 譜. 序. 却 說, 家 之 有 譜,猶 国 之 百 史, 史 以 记 政 事 得 失,譜 以 记 世 次 先 後 甚 矣 譜 之 不 可 無 也 我 同 族 一 今 族 也.

相 傳 其 先 中 國 人 同 馬 氏 不 知 何 緣 故 一人 適 本 国 海 陽 鎮, 南 间 社 居 焉 司 字 加 一 畫 為 同 字,至 中 間 二 人 適 乂 安 縝 一 居 石 何 社 一 居 瓊 流 社, 厥 後 一 人適 居 清 化 鎮, 廣 昌 縣 芙 留 礼 名 同 如 鴻 景 興 稹 仕 至 郡 公 …"

Phiên âm:

"...Đồng tộc thế phả. Tựa: Khước thuyết, gia chi hữu phả, do quốc chi bách sử, sử dĩ ký chính sự đắc thất, phả dĩ ký chế thứ tiên hậu thậm hỹ phả chi bất khả vô dã ngã đồng tộc nhất kim tộc dã. Tương truyền kỳ tiên Trung Quốc nhân Đồng Mã thị bất tri hà duyên cố nhất nhập thích bản quốc, Hải Dương trấn, Nam Gián xã, cư yên Tư tự gia nhất họa vị Đồng tự. Chí trung gian nhị nhân thích Nghệ An trấn, nhất cư Thạch Hà xã, nhất cư Quỳnh Lưu xã, quyết hậu nhất nhân thích cư Thanh Hóa trấn, Quảng Xương huyện, phù lưu lễ danh Đồng Như Hồng thời Cảnh Hưng là Chí sỹ quận công..."

Tạm dịch:

"...Nhà có gia phả, còn nước thì có sử. Sử ghi lại các việc lớn của đất nước. Gia phả ghi từng đời theo trước sau. Gia phả không thể không ghi lại một cách rõ ràng cụ thể. Gia phả họ Đồng, tương truyền rằng trước đây Tổ tiên là người Trung Quốc - họ Đồng Mã, nhưng không truyền tại duyên cớ gì sang bản quốc cư trú tại xã Nam Gián[3], trấn Hải Dương; Họ là từ chữ Tư (司) rồi thêm một nét xổ thành chữ Đồng (同).

Thời gian sau, có 2 vị từ Hải Dương đến trấn Nghệ An[4], một người ở xã Thạch Hà, một người đến cư trú tại xã Quỳnh Lưu. Sau đó, một người đến cư trú ở Phù Lưu, huyện Quảng Xương, trấn Thanh Hóa, lấy danh là Đồng Như Hồng- vào triều Cảnh Hưng[5] (TK XVIII) là chí sỹ quận công..."

Như vậy, có thể khẳng định được họ Đồng ở Cổ Loa có nguồn gốc từ họ Tư Mã và Tổ họ Đồng Mã Việt Nam phát tích từ trấn Hải Dương (nay cụ thể là Triền Dương, Cổ Thành), Chí Linh), rồi hậu duệ các cụ đi các tỉnh như Hà Nội (Đông Anh), Thanh Hóa và các tỉnh khác.

Trước khi phát hiện về "Gia phả họ Đồng Cổ Loa, Đông Anh", thì theo nghiên cứu của TS. Đồng Xuân Thành và gia phả Gia tộc Đồng Xuân Phái ở Đông Anh Hà Nội, thì họ Đồng là gốc Tư Mã Lượng, sang Việt Nam từ thời nhà Tấn- lập nghiệp đầu tiên tại đất Tư Nông (Thái Nguyên ngày nay), sau đó di chuyển xuống Đông Anh, Hà Nội, rồi xuống xứ Hải Dương vùng Chí Linh, Nam Sách và Kim Thành sau đó cứ ven biển ra đi lập nghiệp tại các địa phương vùng biển Việt Nam.

Dữ kiện 3

Tác giả Đồng Ngọc Hoa (Nam Định) cho rằng họ 同 sang Việt Nam sau đời Đường ở Trung Quốc.Sau khi có Tấu thư địa lý kiểu tự của Cao Biền báo cáo về với vua Đường là đất Hải Dương ở Việt nam có đến 183 huyệt chính và 483 huyệt bàng (huyệt phát vương, phát quan). Họ sang là để làm ăn sinh sống và phát triển chứ không phải sang vì chạy loạn. Cũng như nhà Trần chọn đất Nam Định (nơi có nhiều huyệt phát vương phát quan chỉ sau Hải Dương) làm quê hương là vậy. Như vậy họ sẽ sang Việt Nam khoảng thời là thời đại Phật giáo phát triển đến đỉnh cao, đất nước hòa bình yên ổn, không có ngoại bang xâm lược. Nhà Trần cũng từ Trung Quốc sang Việt Nam vào thời Lý. Nhưng chắc sau họ 同.

Văn bia Minh dĩ ký sự: Từ đường họ Đồng thôn, Lạc Chính, xã Trực Khang, huyện Trực Ninh, Nam Định do nhà sử học Đồng Ngọc Hoa cung cấp:

"Họ Đồng về Nam Định từ năm 1532, hiện có 18 đời với khoảng trên 800 suất đinh. Từ đường thờ thủy tổ họ Đồng đã được xếp hạng di tích LSVH cấp tỉnh; văn bia có đoạn:"Cổ chế dã: Diên Bình xã, Lạc Chính thôn, tính Đồng kỳ tiên Hải Dương Kinh Châu, Chí Linh nhân...","Phần văn tế: "Tiên tổ tích do đông hải, phái dẫn Nam Giang, mộc bản thủy nguyên...

Như vậy là Thủy Tổ họ Đồng ở Trực Khang cách đây gần 500 năm cũng đến từ Nam Giang, Chí Linh, Nam Sách, Hải Dương.

Dữ kiện 4

Họ Đồng ở Hoa Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng chép trong gia phả: Tổ là thị vệ Đại tướng quân, Ân quang hầu Đồng Tế Trị, có 13 đời Tổ khảo tự Quang Trung - thụy Lưu Phúc; thụy Phúc Hiền...

Văn bia ký phả tại từ đường họ Đồng thôn Thường Sơn, Thủy Đường, Thủy Nguyên ghi rằng cụ Tiên tổ quê quán và từng giữ chức tri huyện Triền Dương- Nam Gián, Chí Linh, Hải Dương. Vị Tổ họ Đồng ở Phù Liễn, Thủy Sơn, Thủy Nguyên và vị Tổ họ Đồng ở Thường Sơn, Thủy Nguyên là huynh đệ.

Họ Đồng ở Tân Yên, Bắc Giang các cụ có tên đệm Đồng Phúc như: Đồng Phúc Hiền; Đồng Phúc Huy và Đồng Phúc Quang

Họ Đồng ở Ô Mễ Thái Bình có các cụ tổ thái Bình tên là Đồng Phúc Mẫn- Đồng Phúc An...Vậy các cụ ở đây trùng tên với các cụ Tổ Tân Yên, Bắc Giang, hay là một ???... điều này cần rất nhiều các nhà nghiên cứu sưu tầm thêm tài liệu thư tịch cổ, như: gia phả, văn bia, câu đối, sắc phong để chứng minh nguồn gốc, cội nguồn các chi họ...

Ghi chép của các cụ chi họ Đồng ở Đại Hợp, Kiến Thuỵ, Hải Phòng từ trước năm 1945 có cụ Đồng Đức Luận (1893) làm quan triều Nguyễn hàm Tứ phẩm; cụ Đồng Đức Nghĩa (1902) làm quan chức Thất phẩm; Cụ Đồng Đức Lợi (1921) phó chủ tịch UB hành chính kháng chiến xã Đoàn Xá; cụ Đồng Đức Phương (1929) làm phó thống đốc ngân hàng Sài Gòn - chính quyền miền Nam VN; bác Đồng Thiên Thạch (1950) Tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu Nông sản, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Tiến sĩ Đồng Văn Quyền (1975) công tác tại Viện hàn lâm và công nghệ VN; Thạc sĩ Đồng Thị Hậu (1988) - Giảng viên trường Đại học Bách khoa...

Dữ kiện 5

  • Gia phả và cụ trưởng tộc cho biết cụ Viễn tổ Ô Mễ về Thái Bình năm 1632 từ Thanh Hóa ra, nhưng trong câu đối thì Tổ lại ở núi Hồng Lĩnh, Nghệ An.
  • Gia phả họ Đồng ở Văn Thai, Quỳnh Lưu, Nghệ An có nhắc tới cụ Tổ Đồng Như Hồng của Cổ Loa, Đông Anh như sau:
"Quảng Xương huyện, Quảng Thắng xã, khởi tổ Lê triều Đồng Như Hồng Quận công đại tướng quân linh vị..."

Điều này trùng hợp với gia phả họ Đồng Cổ Loa, Đông Anh. Có thể suy ra họ Đồng ở Ô Mễ Thái Bình, và họ Đồng ở Văn Thai, Quỳnh Lưu Nghệ An có gốc cùng với họ Đồng Cổ Loa Đông Anh, và xa hơn là họ Đồng Hải Dương.

Dữ kiện 6

Một dòng họ Tư Mã khác phải đổi họ là: Tư Mã Lượng (司馬亮) (mất 291) tên chữ Tử Dực (子翼), tước hiệu Nhữ Nam Văn Thành vương (汝南文成王), là con thứ tư của Tư Mã Ý, vào hàng chú Tấn Vũ Đế, ông Tấn Huệ Đế. Tư Mã Lượng từng có một thời gian ngắn làm nhiếp chính dưới triều Tấn Huệ Đế nhà Tấn. Lượng là vị vương đầu tiên trong tám vương tham gia vào loạn bát vương.

Mẹ Lượng là Phục phu nhân. Khi hai người anh trai là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực, ông chỉ giữ một chức quan hạng trung. Khi cháu ông là Tư Mã Viêm lên ngôi Hoàng đế, lập nhà Tây Tấn, kết thúc nhà Tào Ngụy, Tư Mã Lượng được phong làm Phù Phong Vương, chỉ huy quân đội ở Tần Châu (phía đông Cam Túc ngày nay) và Ung Châu (phía bắc và trung Thiểm Tây ngày nay). Trong những năm thời Tấn Vũ Đế, ông được biết đến với đức tính hiếu thảo của mình vì vậy ông được phép theo dõi và can ngăn các vương gia thậm chí hoàng đế lúc cần thiết.

Năm 277, Vũ Đế chuyển Tư Mã Lượng tới chỉ huy quân sự tỉnh Yu Pronvince (豫州, phía đông Hà Nam ngày nay) nhưng không lâu sau hoàng thượng lại đưa ông về kinh đô. Năm 289, Tấn Vũ Đế lâm bệnh nặng, triệu ông vào cung làm nhiếp chính cho Thái tử Tư Mã Trung. Năm 290, Tấn Vũ Đế băng hà, lệnh cho Tư Mã Lượng và Yang Jun (chưa rõ tên Tiếng Việt[1]) phò tá thái tử. Sau đó Tư Mã Lượng ám sát Yang Jun để một mình nắm quyền.

Sau đó năm 291, hoàng hậu Giả Nam Phong vợ Tư Mã Trung chuyên quyền muốn giết ngoại thích Dương Tuấn và gia đình ông này (bao gồm Thái hậu Dương thị) bèn cùng Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng bàn mưu kết tội Dương Tuấn chuyên quyền.

Năm 292, Do và Lượng làm binh biến bắt giết cả nhà Dương Tuấn. Dương thái hậu là con Tuấn cũng bị kết tội, bị phế. Vợ Dương Tuấn, mẹ Dương thái hậu là Bàng thị cũng bị hành hình, dù Dương thái hậu nhẫn nhục viết thư xưng làm thần dân để mẹ được tha cũng không kết quả. Sau đó chính Dương thái hậu cũng bị kết tội chết.

Huệ đế ngơ ngác ngồi nhìn ông ngoại, bà ngoại và mẹ bị vợ hành hình. Giết được Dương Tuấn, Tư Mã Lượng và Tư Mã Do cầm quyền trong triều. Dần dần hai người sinh mâu thuẫn. Lượng sai người gièm pha Do với Giả hậu, Giả hậu bèn cách chức Do.

Lượng tiến cử Sở vương Tư Mã Vĩ (con thứ năm của Vũ đế, tức là em Huệ đế) cùng lão thần Vệ Quán thay chức của Do. Sau một thời gian, chính Vĩ lại lấn át quyền của Lượng. Lượng tức giận bàn mưu với Vệ Quán trừ Vĩ, nhưng việc bại lộ. Vĩ nói vu với Giả hậu rằng Quán và Lượng mưu phế Giả hậu. Giả hậu tức giận bèn sai Vĩ vây bắt, giết chết cả nhà Vệ Quán và Tư Mã Lượng, vì thế con cháu Tư Mã Lượng phải bỏ chạy và đổi họ tránh nạn.

Những dữ kiện khác

Ở Việt Nam, họ Đồng Mã (同) chỉ xuất hiện ở sử sách Việt vào thế kỉ XIII, khi con cháu họ Đồng Mã Trung Quốc có thể đã chạy nạn khỏi cuộc xâm lược của Mông Cổ lên đất Trung Hoa, Thành Cát Tư Hãn và con cháu ông ta đã cho xâm lược nhà Kim từ 1211 đến 1234, nhà Tống từ 1235 đến 1279[8].

Tổ họ Đồng đã đến Việt Nam cư trú ở đất Nam Gián, Nam Sách – Triền Dương, sau là Cổ Thành - Nam Gián, Chí Linh, Nam Sách thời nhà Trần. Có thể căn cứ theo sách Trúc Lâm Chỉ Nguyên Thanh của Ngô Thì Nhậm, Danh nhân Yên Tử của Trần Chương, Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Trần Đăng Duy, Cảm nhận đạo Phật của Đạo KếTheo sách sử Phật giáo, sau vài người di cư sang xã Phù Vệ sinh ra cụ Đồng Thuần Mậu (cha Đồng Kiên Cương - Tổ Pháp Loa) tại thôn Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang nay là xã Ái Quốc, tỉnh Hải Dương, kết hôn với cụ bà Từ Cửu họ Vũ sinh được 8 người con gái, đến năm 1284 ông bà sinh được con trai Đồng Kiên Cương. Cụ Đồng Kiên Cương thành danh Pháp Loa- tu thiền Phật giáo.

Vào thế kỷ XV-XVI, có cuộc biến động chính trị lớn như Nam Bắc triều (xung đột nhà Mạc- nhà Hậu Lê) (1533-1592), người họ Đồng làm quan thì thường làm cho Hồ triềuMạc triều vì thế sau khi chính quyền nhà Mạc thất thế, bị Nhà Lê trung hưng truy đuổi, tàn sát...Để bảo tồn nòi giống, các vị Tổ tiên Đồng Mã có liên quan tới triều đình đều mai danh ẩn tích, phải dời đi lánh nạn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, cùng các tỉnh lận cận Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng… trong đó có cả Thăng Long, Hà Nội... tư liệu về dòng họ Đồng vì thế cũng thất lạc là điều dễ hiểu.

Thế kỷ XVII, XVIII lại xảy ra các cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn chia ra Đàng Trong - Đàng Ngoài, các nhánh họ Đồng lại tiếp tục dời xuống Nam.

Hiện có rất nhiều ý kiến khác nhau rằng họ Đồng Việt Nam là gốc họ Tư Mã Thiên (司马迁) (145 TCN – 86 TCN)? Sang Việt Nam từ thời Tư Mã Lượng (司馬亮) (mất 291)? hay thời nhà Tống Tư Mã Quang (司马光) (1019–1086)???... Tuy nhiên Tư Mã Ý, Tư Mã Lượng hay Tư Mã Quang???... đều là con cháu của Tư Mã Thiên, vấn đề này cần tìm hiểu cho rõ ràng và cụ thể.

Tác giả Lê Trung Hoa trong cuốn “ Họ và tên người Việt Nam”, Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2005 - thì họ Nguyễn (38,41%); Trần (11%); Lê (9,5%); Phạm (7,1%); Huỳnh/Hoàng (5,1%); Phan (4,5%);Vũ/Võ (3,9%); Đặng (2,1%); Bùi (2%); Đỗ (7%); Hồ (1,3%); Ngô (1,3%); Dương (1%); Đồng (0,8%); Lý (0,5%) - Source (nguồn): Lê Trung Hoa (2005 - Social Sciences Publishing House).